Bước tới nội dung

Kali bicarbonat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kali bicarbonat
Công thức cấu tạo của kali bicarbonat
Danh pháp IUPACKali hydrocarbonat
Tên khácKali acid carbonat
Nhận dạng
Số CAS298-14-6
PubChem516893
Số EINECS206-059-0
ChEBI81862
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [K+].[O-]C(=O)O

InChI
đầy đủ
  • 1/CH2O3.K/c2-1(3)4;/h(H2,2,3,4);/q;+1/p-1
Thuộc tính
Công thức phân tửKHCO3
Khối lượng mol100,115 g/mol
Bề ngoàiTinh thể màu trắng
MùiKhông mùi
Khối lượng riêng2,17 g/cm³
Điểm nóng chảy 292 °C (565 K; 558 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước33,7 g/100 mL (20 °C)
60 g/100 mL (60 °C)
Độ hòa tanThực tế không tan trong alcohol
Độ axit (pKa)10,329[1]
6,351 (acid carbonic)[1]
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-963,2 kJ/mol
Dược lý học
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
1
0
 
Chỉ dẫn RR36 R37 R38
Điểm bắt lửaKhông cháy
LD50> 2000 mg/kg (chuột, đường miệng)
Các hợp chất liên quan
Anion khácKali carbonat
Kali sulfat
Cation khácNatri bicarbonat
Calci bicarbonat
Hợp chất liên quanKali bisulfit
Kali bisulfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kali hydrocarbonat (công thức phân tử: KHCO3), còn gọi là kali bicarbonat) là một hợp chất muối mặn, không màu, không mùi, có tính base. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), kali hydrocarbonat được xem là một "chất an toàn", "generally recognized as safe" (GRAS),[2] không có bằng chứng nào cho thấy kali hydrocarbonat có khả năng gây ung thư cho người, cũng không có phản ứng phụ quá mức. Là một trong số các chất phụ gia thực phẩm được mã hóa bởi EU, xác định bằng số E: E501. Về phương diện vật lý, kali hydrocarbonat xuất hiện dưới dạng một tinh thể hoặc bột dạng hạt mềm màu trắng. Kali hydrocarbonat rất hiếm khi được tìm thấy ở dạng tự nhiên, quặng của nó gọi là kalicinite.

Hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất nhiệt phân ở nhiệt độ giữa 100 và 120 °C (212 và 248 °F):

2 KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O

Và với phương trình ngược lại so với phương trình trên, sẽ điều chế được kali hydrocarbonat từ phản ứng của kali carbonat với carbon dioxide và nước:

K2CO3 + CO2 + H2O → 2 KHCO3

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một bình chữa cháy chứa kali hydrocarbonat.

Hợp chất muối này là một nguồn carbon dioxide để lên men trong làm bánh, dùng trong bình chữa cháy, dùng làm thuốc thử, và chất đệm mạnh trong dược phẩm. Được sử dụng làm chất phụ gia trong sản xuất rượu vang và điều chỉnh độ pH.

Kali hydrocarbonat còn là một loại thuốc hiệu quả chống lại bệnh nấm mốcvảy táo, cho phép sử dụng trong canh tác hữu cơ.[3][4][5][6] Nó đã được sử dụng rộng rãi trong các loại cây trồng, đặc biệt là để trung hòa trung hòa đất acid.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ saleratus, bắt nguồn từ tiếng Latinh sal æratus có nghĩa là "muối có ga", được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 19 để chỉ cả hai kali hydrocarbonat và natri hydrocarbonat. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã không còn được sử dụng trong cách nói hiện đại.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Goldberg, Robert N.; Kishore, Nand; Lennen, Rebecca M. (2003). “Thermodynamic quantities for the ionization reactions of buffers in water”. Trong David R. Lide (biên tập). CRC handbook of chemistry and physics (ấn bản thứ 84). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 7–13. ISBN 978-0-8493-0595-5. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ GRAS Notification Program (ngày 31 tháng 10 năm 2006). “Potassium bicarbonate”. GRAS Substances (SCOGS) Database. US FDA. Lưu trữ bản gốc Tháng 3 5, 2011. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  3. ^ “Use of Baking Soda as a Fungicide”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ “Powdery Mildew - Sustainable Gardening Australia”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Organic Fruit Production in Michigan”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ “Efficacy of Armicarb (potassium bicarbonate) against scab and sooty blotch on apples” (PDF).
  7. ^ “Potassium Bicarbonate Handbook” (PDF). Armand Products Company. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.